Realme C1: Làm điện thoại phụ quá tốt

Sunday, March 24, 2019
Edit this post

Điện thoại Realme C1

Bài viết đánh giá điện thoại Realme C1 mang nặng tính chủ quan, dựa theo nhu cầu thực tế của người viết bài. Nếu cảm thấy không hài lòng hoặc bất đồng quan điểm, vui lòng comment nhẹ nhàng lịch sự vào bên dưới bài viết nhé.

Tất nhiên, nếu bạn vẫn muốn dùng Realme C1 làm điện thoại chính cũng không vấn đề gì cả. Chỉ là ở đây, tôi đang có nhu cầu tìm điện thoại phụ nên sẵn tiện đưa ra những nhận xét cả nhân ở góc nhìn của một người dùng thật sự.

*Cập nhật 13/1/2018: Xem đánh giá của Realme C1 trên một số trang bán hàng online thì thấy khá nhiều người nói màn hình của nó bị ám vàng, nhưng không phải ám vàng do chức năng Nightshield mà ám vàng 1/2 màn hình (!?). Tôi sẽ tiếp tục theo dõi thêm sản phẩm này trong thời gian tới để xem có bị lỗi này không nhé.

*Cập nhật 23/1/2018: Máy vẫn ngon chưa thấy lỗi lầm gì nhưng cục sạc theo máy có vẻ hơi cùi. Sạc rất nhanh nóng và bị chập chờn.

1. Tại sao không sử dụng feature phone?


Câu hỏi đặt ra là: Tại sao không sử dụng feature phone (điện thoại cơ bản) như Nokia 105, Nokia 106... làm điện thoại mà lại lựa chọn một chiếc smartphone chạy Android?

Tôi đã từng dùng qua một vài chiếc feature phone làm điện thoại phụ, gắn sim nghe gọi nhưng chỉ được một thời gian ngắn là cảm thấy quá chán nên đã bán sạch. Bởi vì những chiếc feature phone ở thời đại này thật sự quá nhàm chán, khi điện thoại chính sạc pin thì feature phone gần như chẳng có gì để làm ngoài một số tựa game offline đã quá lỗi thời (kiểu như rắn săn mồi). Chưa kể khả năng backup, hỗ trợ trong công việc/học hành cũng gần như bằng 0. Những loại smartphone nửa mùa như Nokia 8110 4G thì chỉ có giá trị sưu tầm, màn hình quá bé, không cài thêm được mấy ứng dụng, hiệu năng kém, giá thì cũng đã trên 1 triệu nên không phải là mục tiêu của tôi. Cái tôi hướng đến là hiệu quả sử dụng đi đôi với giá thành hợp lý.

Đối với tôi, điện thoại phụ phải là một chiếc điện thoại đáp ứng được các tiêu chí như: giá rẻ (tầm 2-4 triệu), hiệu năng khá, có thể backup hoàn toàn hoặc 90% cho điện thoại chính khi nó đang sạc pin hoặc bị hư hỏng/mất cắp. Tôi không chơi game, nếu không xài laptop thì chủ yếu dùng điện thoại để check mail công việc, xem YouTube, xem phim, học ngoại ngữ, lướt web, đọc tin tức, v.v...

Bỏ qua feature phone, tôi đã thử mua một số điện thoại smartphone ở phân khúc cực rẻ tiền (tầm dưới 1 triệu) như Itel A13, Freetel Ice 2, Lenvo A2010, Philips S307, Nokia 1 v.v... Những chiếc điện thoại này mặc dù đã "thông minh" hơn feature phone với khả năng kết nối mạng cùng hệ điều hành nhưng đúng là tiền nào của nấy. Mặc dù rẻ nhưng hiệu năng của chúng thực sự chỉ ở mức chống cháy. Dù tất cả đều là hàng chính hãng mua tại các hệ thống phân phối lớn nhưng phần cứng của chúng thật sự đều rất hạn chế khiến trải nghiệm sử dụng trở nên khá khó khăn, nhất là khi bạn đã và đang quen với trải nghiệm tốt/quá tốt trên điện thoại trung cấp hoặc flagship. Dù vậy, những chiếc điện thoại này vẫn giúp tôi vượt qua một quãng thời gian khó khăn, cảm ơn các bạn!!!

Những chiếc smartphone cực rẻ ở trên hầu hết đều sử dụng màn hình rẻ tiền, độ phân giải thấp, góc nhìn hẹp nên xem video không được đã, thường chỉ ở mức phân giải 480p là tối đa. RAM của chúng chỉ chừng 512 MB tới 1 GB, lại chạy Android nên cho dù không chơi game cũng khá chậm và giật lag, khiến người sử dụng phải rất kiên nhẫn. Chưa kể pin của một số con cũng tuột khá nhanh. Camera thì chỉ ở mức chống mù, gọi là có, đôi lúc cần quét mã QR thì mờ căm nên không thể quét được. Xài qua tầm 2 - 3 chiếc như vậy chống cháy thì tôi bán luôn ngay khi mua được điện thoại chính.

Điện thoại Realme C1
Một số con điện thoại giá rẻ mà tôi đã từng dùng qua: Philips S307, Freetel Ice 2, Itel A13 (từ trái qua)

2. Tại sao không sử dụng Tablet?


Tablet thật sự nằm ngoài lựa chọn của tôi ngay từ đầu bởi đa phần tablet giá rẻ tích hợp nghe gọi đều có kích thước lớn do màn hình tối thiểu 7 inch kèm theo viền dày khiến máy trở nên nặng nề, không thể nhét túi quần. Máy rẻ thì cấu hình lại yếu và hiệu năng kém. Máy mạnh, mướt và gọn nhẹ (như iPad mini chẳng hạn) thì giá lại vượt budget. Vậy nên tôi ưu tiên điện thoại màn hình to (từ 5.5 - 6.5 inch), cấu hình khá và giá hợp lý.

Trong 1 năm trở lại đây, tôi chỉ trung thành với 1 chiếc điện thoại duy nhất. Tôi không có thói quen vừa xài vừa sạc nên mỗi khi điện thoại sạc pin, tôi đành phải mở laptop lên sử dụng hoặc kiếm việc gì đó để làm. Điều này đôi khi khá bất tiện vì ngay cả trong lúc rửa chén, tôi vẫn cần điện thoại để xem YouTube, hoặc lúc tập thể dục thì cần điện thoại để sử dụng phần mềm Keep Trainer.


Điện thoại Realme C1
So với Samsung Galaxy J7 Prime (bên trái) thì Realme C1 chỉ dài hơn một chút, còn bề ngang thì gần như tương đương

3. Realme C1


Với Realme C1, mọi việc đã trở nên hoàn hảo đối với tôi. Về mặt giá thành, chỉ với 2.490.000đ, bảo hành chính hãng 1 năm, được tặng luôn ốp lưng và dán màn hình thì đây là một mức giá hoàn toàn chấp nhận được đối với một chiếc điện thoại phụ. Về mặt thương hiệu, Realme vốn là một nhánh con của Oppo, vốn đã có kinh nghiệm làm điện thoại lâu năm nên bạn không cần lo ngại chuyện phải làm chuột bạch, điện thoại bị lỗi vặt, tối ưu không tốt v.v...

Về mặt ngoại hình, máy rất đẹp dù chỉ là vỏ nhựa, thiết kế mặt lưng tối giản, chỉ có một logo Realme, mặt trước hao hao iPhone X với tai thỏ (notch). Cảm giác cầm đằm tay, không quá nặng, không quá nhẹ, nói chung không có gì để chê về nhan sắc của Realme C1. Dù không quan trọng nhưng hộp máy cũng khá đẹp và chỉn chu. Nếu mua máy chính hãng, ngoài củ và dây sạc, bạn còn được tặng kèm cây chọc sim, ốp lưng nhựa trong, miếng dán màn hình.

Realme C1 sử dụng củ sạc  Oppo 5V - 1A. Củ sạc và dây sạc theo máy cho cảm giác rất thích khi sử dụng, chất lượng build đẹp, hoàn thiện tốt. Chân cắm sạc là loại chân dẹt, cùng điện áp 110 - 240V nên có thể sử dụng dễ dàng ở cả Việt Nam và Mỹ mà không cần adapter. Cảm giác dây sạc cắm vô cổng Micro USB rất bám và chắc, không bị lỏng lẻo (ngay cả Samsung ngày trước có một dạo dây sạc zin đi theo máy cắm vào rất lỏng và dễ tuột), điều này mang tới trải nghiệm rất tích cực.

Vị trí các phím bấm được làm giống điện thoại Samsung với bên cạnh phải là nút nguồn, bên cạnh trái là 2 nút tăng giảm âm lượng. Mic thoại, cổng sạc và jack audio 3.5mm được đặt ở cạnh dưới. Máy vẫn dùng cổng sạc MicroUSB nhưng đây không phải là vấn đề lớn vì tôi vẫn còn sử dụng nhiều thiết bị khác với cổng sạc cũ này.

Realme C1 có màn hình kích thước lớn 6.2 inch tỷ lệ 18:9 (720 x 1520) nhưng thực tế khi đặt cạnh điện thoại Samsung Galaxy J7 Prime (5.5 inch tỷ lệ 16:9) thì nó không to hơn bao nhiêu, với bề ngang tương đương và chiều dài nhỉnh hơn một chút. Điều này là do C1 sở hữu màn hình tràn viền 2 bên, notch ở cạnh trên và viền mỏng ở cạnh dưới. Với kiểu màn hình dài 18:9 như này thì khi ở chiều dọc (để đọc báo, lướt web), màn hình sẽ thể hiện được nhiều thông tin hơn so với màn 16:9. Nhưng khi ở chiều ngang để xem các video có tỷ lệ 4:3 hoặc 16:9 thì kích thước khung hình vẫn sẽ bằng với màn 16:9, và bạn sẽ được "khuyến mãi" thêm 2 dải đen 2 bên video như trong bức hình dưới đây. Đây cũng là một nhược điểm của màn 18:9.

Điện thoại Realme C1
Nhược điểm chung của màn hình 18:9 là sẽ bị hai dải đen hai bên khi xem video 16:9

Màn C1 có độ phân giải HD+, thực chất vẫn là HD nhưng do màn hình dài ra nên là HD+. Với màn hình này khi xem YouTube, bạn sẽ chỉ được phép chỉnh độ phân giải tối đa của mỗi video là 720p, ngay cả khi video đó hỗ trợ tới hơn 1080p. Chất lượng màn hình theo tôi là tốt, màu sắc tươi tắn, không quá rực rỡ, ở khoảng cách vừa phải sẽ không thấy rỗ. Tất nhiên, nếu so với các máy trung cấp hiện tại (của Samsung chẳng hạn) từ tầm giá 5 - 6 triệu trở lên thì độ nhạy màn cảm ứng của Realme C1 vẫn không bằng. Đôi lúc bạn sẽ cảm thấy cảm ứng có gì đó không được mướt lắm, chỉ là hơi thôi, nhưng nếu so với các dòng máy cực rẻ ở trên thì màn của Realme C1 có thể nói là xuất sắc và tốt hơn rất nhiều.

Cấu hình của máy chỉ ở mức trung bình khá với Snapdragon 450 8 nhân 64-bit, RAM 2 GB, bộ nhớ trong 16 GB. Dù vậy, cấu hình này vẫn là khá tốt, đủ để mang lại trải nghiệm tương đối mượt mà, đôi lúc vẫn có cảm giác hơi khựng nhưng không đáng kể, nhất là với những người không chơi game như tôi.

Camera của máy không quá xuất sắc nhưng tất nhiên là hơn hẳn mức "chống mù" của các dòng điện thoại giá cực rẻ. Camera kép sau 13 chấm kèm đèn flash cho ảnh tốt ở điều kiện đủ sáng, khi thiếu sáng thì tất nhiên màu sắc sẽ hơi bệt, nhưng với mức giá này thì tôi không dám đòi hỏi nhiều hơn. Như vậy là quá tốt rồi.

Phần cứng sẽ là hoàn hảo nếu như Realme C1 có hỗ trợ cảm biến vân tay giúp cho việc mở khóa máy được nhanh chóng dễ dàng hơn. Tiếc là không có. Ngoài ra máy cũng không có đèn LED notification để báo hiệu khi cắm sạc hoặc có thông báo mới.

Phần mềm của máy được làm tốt, nhờ vào kinh nghiệm làm điện thoại lâu năm của Oppo. Máy được cài hệ điệu hành ColorOS, bản chất là Android 8.1 được tùy biến bổ sung thêm rất nhiều tính năng hữu ích như ghi âm cuộc gọi, lọc ánh sáng xanh, khóa app... Máy không sử dụng phím cứng cảm ứng mà sử dụng phím ảo nằm bên trong màn hình, nhưng bạn có thể ẩn hoàn toàn các phím này đi và thay bằng thao tác cử chỉ (gesture) nên mang lại cảm giác rất đã khi nhìn vào màn hình liền mạch từ trên xuống dưới.

Nhìn chung, trong phân khúc giá từ 2 - 3 triệu hiện tại thì Realme C1 thật sự là gần như không có đối thủ. Chưa kể mức giá 2.490.000đ chắc chắn sẽ còn giảm trong thời gian tới, đặc biệt là khoảng thời gian cận kề Tết âm lịch 2019. Nếu bạn đã hài lòng khi sở hữu một chiếc điện thoại chính flagship hoặc trung cấp, thì Realme C1 xứng đáng là một chiếc điện thoại backup giá rẻ giúp bạn có thể an tâm tiếp tục xử lý công việc, tình huống khi điện thoại chính gặp trục trặc.

Tại sao tôi không chọn Realme C1 làm điện thoại chính?


- Màn hình chỉ là HD, tôi thích Full HD hơn.
- Độ nhạy cảm ứng khá chứ chưa được tốt.
- Không có cảm biến vân tay, bất tiện khi mở khóa màn hình cũng như thanh toán online.
- Bộ nhớ trong ít (16 GB), tối thiểu nên là 32 GB.
- RAM chỉ có 2 GB, tối thiểu nên là 3 GB.
- Camera chỉ ở mức trung bình khá.
- Dung lượng pin lớn nhưng lại tụt nhanh khi gắn Sim.

Điện thoại Realme C1
Nhờ sở hữu màn hình tràn viền 6.2 inch tỷ lệ 18:9 nên Realme C1 (bên phải) thể hiện được nhiều nội dung hơn so với màn hình 16:9 5.5 inch thông thường

Điện thoại Realme C1
Máy có ngoại hình rất đẹp (Ảnh: TGDĐ)

Điện thoại Realme C1
Cập nhật lên phiên bản hệ điều hành ColorOS v5.2.1 ngay sau khi mua máy

Điện thoại Realme C1
Màn hình lớn cho phép đọc nội dung tin tức, mạng xã hội... được thoải mái hơn


.
Xin vui lòng chờ đợi
Dữ liệu bài viết đang được tải về

💻Nhận dạy online 1 kèm 1 Automation Test từ cơ bản tới nâng cao (From Zero to Hero) 😁😁😁
Lộ trình gồm 3 phần:
1) Kỹ thuật lập trình và tư duy lập trình cơ bản
2) Nhập môn kiểm thử (Manual Test)
3) Kiểm thử tự động (Automation Test) + Chuẩn bị cho phỏng vấn
* Lộ trình chi tiết: Xem tại đây

🎓Đối tượng người học:
- Những bạn bị mất gốc căn bản môn lập trình.
- Những bạn muốn theo con đường kiểm thử (testing), đặc biệt là kiểm thử tự động (Automation Test).

🦘Người giảng dạy:
- Mình sẽ là người trực tiếp hướng dẫn.
- Nếu là các vấn đề ngoài chuyên môn hoặc sở trường, mình sẽ nhờ các anh chị em khác cũng làm trong ngành.

🤓Giới thiệu:
- Mình đã có hơn 10 năm kinh nghiệm làm IT ở cả trong và ngoài nước. Trong đó 3 năm đầu là làm lập trình viên Java, sau đó bén duyên với mảng Automation Test và theo nghề tới tận bây giờ. Mình được đào tạo chính quy về IT từ một trường Đại học danh tiếng ở TP.HCM (hệ kỹ sư 4 năm rưỡi), có chứng chỉ ISTQB, có thể giao tiếp tốt bằng tiếng Anh và có kinh nghiệm làm việc thực tế ở cả 2 mảng Outsource và Product. Title chính thức của mình là QA Automation Engineer, tuy nhiên, mình vẫn làm những dự án cá nhân chuyên về lập trình ứng dụng như Học Tiếng Anh StreamlineSách Nhạc. Mình là người có thái độ làm việc chuyên nghiệp, chăm chỉ và luôn nhiệt tình trong công việc.

💵Chi phí và hình thức thanh toán:
- Các bạn vui lòng liên hệ qua email songtoigianvn@gmail.com (email, chat, hoặc call) để book nội dung và khung giờ học (từ 8h tối trở đi).
- Mức phí: 150.000đ/buổi, mỗi buổi 60 phút.
- Lộ trình From Zero to Hero: 4.350.000đ (29 buổi).
- Bạn có thể học riêng và đóng tiền theo từng phần nếu muốn.
- Có thể học trước 1-2 buổi trước khi quyết định đi full lộ trình hoặc từng phần.
- Thanh toán qua Momo, chuyển khoản v.v...
BÌNH LUẬN
© Copyright by CUỘC SỐNG TỐI GIẢN
Loading...